Cườm khô – Triệu chứng và phương pháp điều trị

Cườm khô

Khái niệm:

Cườm khô là bệnh đục thủy tinh thể. Các protein bên trong thủy tinh thể không dàn đều mà co lại thành đám, tạo ra mảng đục làm mất đi độ trong suốt của thủy tinh thể. Mảng đục sẽ làm cản trở đường truyền của tia sáng tới võng mạc, khiến hình ảnh khi nhìn bị mờ.

Triệu chứng:

Triệu chứng của bệnh cườm khô có đặc điểm là phát triển chậm, không gây đau đớn cho người bệnh. Chúng chủ yếu làm cản trở sinh hoạt hàng ngày. Một số dấu hiệu cơ bản:

  •  Nhạy cảm với ánh sáng mạnh, thấy quầng sáng bao quanh khi nhìn vào bóng đèn
  • Tầm nhìn bị mờ đi, giống như bị phủ bởi một lớp sương mù
  • Giảm khả năng nhìn trong bóng tối
  • Màu sắc của vật khi nhìn nghiêng về màu vàng nhạt
  • Tầm nhìn đôi
  • Xuất hiện tình trạng ruồi đậu (chấm đen trước mắt)
  • Thay đổi kính liên tục do thị lực giảm

Phương pháp điều trị 

Phác đồ điều trị bệnh cườm khô được chia thành hai giai đoạn chính:

  • Giai đoạn nhẹ:

Cải thiện chế độ dinh dưỡng, thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học hơn, sử dụng thuốc uống như Phúc Nhãn Khang và thuốc nhỏ mắt theo đơn kê của bác sĩ.

Cải thiện chế độ dinh dưỡng là một cách điều trị trong giai đoạn cườm khô nhẹ

Cải thiện chế độ dinh dưỡng là một cách điều trị trong giai đoạn cườm khô nhẹ

  • Giai đoạn nặng:

Tiến hành phẫu thuật thay thủy tinh thể bằng phương pháp mổ Phaco hoặc mổ bằng laser.

Cườm nước hay cườm khô đều là bệnh nguy hiểm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới thị lực của mắt. Hai căn bệnh đều phổ biến với người già, xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi 50-60. Cách thức điều trị khác nhau nên người bệnh cần nắm rõ thông tin để việc chữa trị được hiệu quả và đúng cách.

Vậy đâu là nguyên nhân gây ra mắt bị cườm?

Nguyên nhân gây ra bệnh cườm mắt

Nguyên nhân của bệnh cườm nước và cườm khô cụ thể như sau:

Đối với bệnh cườm nước

  • Tuổi cao: 10 người trên 75 tuổi thì có 9 người mắc glaucoma (vinmec.com)
  • Dân tộc: Người có gốc gác từ châu Phi, châu Á hoặc Caribbean có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các khu vực khác
  • Di truyền: Trong gia đình có người bị cườm nước thì nguy cơ mắc cao hơn 5-6 lần (vinmec.com)
  • Bị chấn thương ở mắt
  • Cận thị nặng
  • Hút thuốc lá quá nhiều
  • Tăng huyết áp
  • Bề dày giác mạc bị giảm

Đối với bệnh cườm khô:

  • Tuổi tác: Cùng với các bộ phận khác trên cơ thể, thủy tinh thể cũng bị lão hóa khi về già
  • Mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao
  • Chế độ dinh dưỡng kém, hút thuốc là và sử dụng đồ uống có cồn nhiều
  • Mắt tiếp xúc với môi trường khói bụi, tia có hại, khí độc hại
  • Mắt bị chấn thương
Tiếp xúc nhiều với tia sáng có hại là nguyên nhân khiến mắt bị cườm

Tiếp xúc nhiều với tia sáng có hại là nguyên nhân khiến mắt bị cườm

Nguyên nhân của cườm nước và cườm khô xuất phát từ các tác nhân bên ngoài và do thay đổi bên trong mắt. Chế độ sinh hoạt hay dinh dưỡng đều liên quan mật thiết tới nguyên nhân gây bệnh, đặc biệt đối với mắt cườm khô. Việc nắm rõ nguyên do là điều vô cùng cần thiết để phòng và chữa bệnh.

Với nguy cơ ảnh hưởng tới thị lực, con người cần làm thế nào để hạn chế bệnh?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0355.191.195